CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI CỬA HÀNG SHOP THỂ HÌNH
THÀNH LẬP TỪ 2011 HIỆN LÀ NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH HÃNG CÁC SẢN PHẨM ĐẾN TỪ OSTROVIT, NUTREX, JNX SPORTS, WARRIOR SPORTS, ULTIMATE NUTRITION, MICRO INGREDIENTS, DEAL SUPPLEMENT, NUTRICOST, REDCON1, BRONSON, NU U NUTRITION, CELLUCOR... RẤT NHIỀU ƯU ĐÃI ĐANG ĐỢI CHỜ QUÝ KHÁCH
HÃY NHANH CHÓNG LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
SHOP THỂ HÌNH

KHI NÀO CHƯỜM NÓNG, KHI NÀO CHƯỜM LẠNH KHI CHẤN THƯƠNG?

Thứ Năm, 01/10/2020
Chị Đào

Trong quá trinh tập luyện, chúng ta không thể tránh khỏi chấn thương, khi bị chấn thương hay đau, mọi người thường hay có xu hướng dùng túi đá hay dùng trứng gà nóng để chườm và lăn trên vị trí đau. Tuy nhiên khi nào nên chườm nóng, khi nào nên chườm lạnh? Nếu dùng sai hai phương pháp này sẽ gây hại gì?

CHƯỜM LẠNH

Khi bị chấn thương, khu vực đó sẽ bắt đầu biểu hiện sưng, đau và đỏ. Việc sử dụng đá có thể giúp bạn thu hẹp các mạch máu và giảm độ sưng. Nếu bạn chườm nóng trong trường hợp này, bạn có thể gặp tác dụng ngược vì nó có thể làm sưng thêm và ngăn cơ bắp của bạn hồi phục.

Nguyên tắc điều trị của liệu pháp chườm lạnh là làm giảm lưu lượng máu đến một khu vực bị thương. Vì sao lại vậy? khi bị chấn thương trong giai đoạn đầu, tốc độ máu đến khu vực tổn thương này sẽ tăng lên. Khi chườm lạnh, độ lạnh sẽ làm cho mạch máu ở khu vực tổn thương này đột ngột co lại. Dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại và giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm tiêu thụ oxy, giảm chuyển hóa, giảm tính thấm thành mạch và khả năng xuyên mạch của bạch cầu. Từ đó giảm phản ứng viêm và đau cấp, giảm phù nề, giảm trương lực co cơ. Nó cũng làm tê vùng tổn thương nên cũng có tác dụng giảm đau cục bộ. 

- Trường hợp không nên sử dụng chườm đá:

+ Khi bạn bị chuột rút vì nếu chườm lạnh lúc này có thể làm chấn thương tồi tệ hơn.

+ Không chườm lạnh ở khu vực tuần hoàn kém, người bị bệnh tim không chườm lạnh ở vai trái

+ Bạn có vết thương hở hoặc da bị phồng rộp.

+ Nếu bạn mắc bệnh mạch máu.

+ Nếu bạn bị viêm khớp.

- Cách chườm đá:

Có 2 cách để chườm đá lên vết thương của bạn:

+ Để đá trong một túi kín.

+ Để khăn ướt trong tủ đá khoảng 15 phút.

Khi bạn thực hiện chườm đá, không nên giữ quá 20 phút mỗi lần. Hãy giữ khoảng cách 1 giờ giữa 2 lần chườm và chú ý không đặt đá trực tiếp lên da của bạn.

CHƯỜM NÓNG

chườm nóng là phương pháp điều trị cho các tổn thương đã xảy ra trên 48 tiếng đồng hồ, có tác dụng làm giãn mạch máu, gây sung huyết cục bộ, làm tăng tuần hoàn tại chỗ tức là máu sẽ được vận chuyển nhiều hơn vào khu vực tổn thương để kích thích chữa lành các mô hỏng. Ngoài ra chườm nóng cũng giúp giãn cơ, dây chằng, giảm kích thích thần kinh dẫn đến giảm đau.
Như vậy, bạn có thể áp dụng chườm nóng trong việc xua tan các cơn mỏi vai cổ, các vết bầm tím lâu tan, chườm sau khi bị chuột rút hoặc căng cơ...

- Cách chườm nóng:

+ Bạn có thể dùng miếng đệm sưởi ấm, túi sưởi khô.

+ Hoặc dùng nhiệt ẩm như khăn hấp, đệm sưởi ấm hoặc tắm nước nóng.

Áp dụng nhiệt trên khớp hoặc cơ trong 15 phút và sau đó nghỉ ngơi 1 giờ.

Lưu ý không chườm nóng quá lâu 20 phút và không để nhiệt độ quá nóng sẽ gây bỏng da.

- Trường hợp không nên chườm nóng:

+ Bạn bị tiểu đường.

+ Bạn bị viêm da

+ Bị bệnh mạch máu

+ Vết thương hở, vết thương sưng nóng đỏ.

+ Những người nhạy cảm với nhiệt hay có bệnh lí mạch máu.

+ Đặc biệt, với các ổ viêm đã có mủ, viêm cấp, chấn thương mới đang sung huyết, các khối u ác tính, lao, vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, giãn tĩnh mạch da thì không dùng được phương pháp phương nóng.

Ngoài ra, nếu bạn đang bị bệnh tim hoặc cao huyết áp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Xem thêm: CHẤN THƯƠNG VAI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHỤC HỒI CHẤN THƯƠNG

Tin liên quan